các loại rau tại việt nam
27 loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và công dụng của chúng
Rau thơm không chỉ là một loại rau gia vị giúp món ăn của bạn thêm phần hấp dẫn mà chúng còn có thêm một vài công dụng đặc biệt. Hôm nay Bách hóa XANH sẽ giới thiệu đến bạn các loại rau thơm giúp chữa bệnh hiệu quả mà bạn nên biết để dùng ngay khi cần nhé!
2. Trị vết cắn của côn trùng bằng rau húng chanh
3. Tía tô trị cảm lạnh hiệu quả
4. Bạc hà trị cảm cúm, nấc cục hiệu quả
5. Rau húng quế chữa cảm cúm
6. Rau răm chữa đau bụng, hỗ trợ tiêu hoá
7. Thì là bổ thận, chữa đau bụng, đau răng
8. Ngò gai kích thích hệ tiêu hoá
9. Hành lá giải cảm
10. Lá lốt chữa bệnh về xương khớp
11. Rau húng lủi kích thích hệ tiêu hoá
12. Rau kinh giới
13. Rau diếp cá kháng khuẩn, tốt cho hệ tiêu hoá
14. Sả - chữa cảm, thấp khớp, đau đầu
15. Rau ngổ tốt cho hệ tiêu hoá
16. Cần tây - cần tàu
17. Hành baro
18. Húng láng
19. Riềng
20. Lá sung
21. Lá đinh lăng
22. Lá mơ
23. Lá chanh
24. Lá cách
25. Xương sông
26. Lá xá xị
27. Lá nguyệt quế - hỗ trợ tiêu hóa
1Rau ngò rí trị viêm kết mạc
Ngò rí, một loại rau thơm vị cay nồng nhẹ, mùi thơm và tính ấm có công dụng giúp thanh nhiệt giải độc, kích thích tiêu hóa, chữa cảm cúm, hôi miệng, mụn nhọt, đặc biệt là trị viêm kết mạc.
Sở dĩ loại rau thơm này có những công dụng tuyệt vời như vậy là bởi vì trong chúng có chứa tinh dầu, đặc biệt là chất alcol fechylic có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm.
Muốn trị viêm kết mạc nhờ rau ngò rí thì bạn chỉ cần ăn sống loại rau thơm này mỗi ngày hoặc nấu nước dùng để xông và rửa mắt là được nhé!
Xem thêm: Những công dụng không ngờ của ngò rí
2Trị vết cắn của côn trùng bằng rau húng chanh
Húng chanh cũng là một trong các loại rau thơm có công dụng giúp trị bệnh hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Loại rau thơm này chứa lượng tinh dầu đặc trưng là carvacrol sẽ giúp điều vị các vết thương ngoài da do côn trùng cắn.
Bạn chỉ cần giã nát loại rau thơm này hoặc nhai nhuyễn chúng với một ít muối rồi đắp lên chỗ bị cắn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị côn trùng cắn nặng hơn thì cần được đưa đến các cơ sở ý tế chữa trị kịp thời.
3Tía tô trị cảm lạnh hiệu quả
Khi nhắc đến các loại rau thơm có tác dụng giúp điều trị bệnh thì tía tô là một loại rau thơm không thể thiếu. Tía tô được biết đến là một vị thuốc đông y có tác dụng giúp làm thoát mồ hôi và điều trị bệnh cảm lạnh, phong hàn.
Vị cay nồng, tính ấm của tía tô giúp trị cảm lạnh hiệu quả cũng như giúp làm giảm tình trạng đầy bụng, nôn mửa, giảm đau, hen xuyễn, giúp an thai… Bạn có thể ăn tía tô như một loại rau sống quen thuộc hoặc chế biến thành nước ép tía tô để sử dụng khi cần.
4Bạc hà trị cảm cúm, nấc cục hiệu quả
Bạc hà có vị the mát, mùi hương dễ chịu, vị the mát ngay đầu lưỡi, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, pha chế đồ uống.
Trong y học, bạc hà có tác dụng trong việc chữa trị cảm cúm, chứa đầy hơi, nấc cục mang lại nhiều lợi ích cho tiêu hoá. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng tốt trong việc chữa các vết côn trùng cắn, làm dịu cơn hen.
>> Các lợi ích thần thánh của bạc hà với sức khoẻ không phải ai cũng biết
5Rau húng quế chữa cảm cúm
Húng quế là gia vị không thể thiếu cho các món ăn như bún, hủ tiếu, phở... Húng quế có vị cau, tính nóng có công dụng tốt để chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sốt hay nhức đầu.
>> Làm sạch răng bằng húng quế siêu hiệu quả
6Rau răm chữa đau bụng, hỗ trợ tiêu hoá
Rau răm là loại gia vị phổ biến được dùng để khử mùi tanh của các món hải sản, hột vịt lộn. Rau răm có vị cay, tính ấm dùng để chữa đau bụng, tiêu hoá kém, giải độc khi bị rắn cắn...
>> Những công dụng bất ngờ của rau răm
7Thì là bổ thận, chữa đau bụng, đau răng
Thì là được sử dụng trong các món cá, chả cá nhằm khử mùi tanh và gia tăng hương vị, nó cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh như giúp chữa dau bụng, đau răng, là dược liệu giúp bổ thận rất tốt cho sức khoẻ.
8Ngò gai kích thích hệ tiêu hoá
Ngò gai hay mùi tài là loại gia vị thường thấy trong món phở. Ngò gai có thể ăn sống hoặc nấu canh có tác dụng kích thích tiêu hoá, khử thấp nhiệt hiệu quả.
9Hành lá giải cảm
Hành lá là gia vị giúp tăng hương vị của các món ăn có mặt trong hầu hết các món ăn của Việt Nam. Hành là có vị cay, tính nóng nên có công dụng trị cảm rất hiệu quả, sử dụng hành lá kèm với tía tô giúp thải khí độc, lưu thông mạch máu nhanh chóng.
>> Tác dụng tuyệt vời của hành lá đối với sức khỏe
10Lá lốt chữa bệnh về xương khớp
Lá lốt thường được sử dụng trong các món ăn như bò nướng là lốt, ốc om chuối đậu.... trong dông y là lốt được biết đến với công dụng chữa các bệnh về xương khớp, các bệnh phụ khoa, say nắng, đau răng....
>> Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của lá lốt
11Rau húng lủi kích thích hệ tiêu hoá
Húng lủi có vẻ ngoài gần giống với bạc hà tuy nhiên lá húng lủi không có lông như lá bạc hà. Húng lủi có công dụng rất tốt trong việc kích thích hệ tiêu hoá.
>> Bạc hà và húng lủi có phải là cùng một loại cây?
12Rau kinh giới
Rau kinh giới là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món bún đậu, bún chả Hà Nội... rau có mùi thơm đặc trưng lá móng nhiều gân.
13Rau diếp cá kháng khuẩn, tốt cho hệ tiêu hoá
Rau diếp cá có mùi thơm đặc trưng, thường ăn kèm với các lo rau sống, các món gỏi, bánh xèo. Diếp cá có rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời như chữa phát ban, hỗ trợ tiêu hoá, kháng khuẩn...
>> Rau diếp cá và những lợi ích bất ngờ đến sức khỏe
14Sả - chữa cảm, thấp khớp, đau đầu
Sả là loại rau thơm được dùng nhiều trong nấu ăn. Sả có vị cay, tính nóng nên được sử dụng để chữa các bệnh như cảm sốt, đau đầu, thấp khớp các vấn đề về bài tiết...
>> 9 công dụng chữa bệnh từ sả
15Rau ngổ tốt cho hệ tiêu hoá
Ngổ thường xuất hiện trong các món kho cá, các món lòng... đặc biệt là canh chua thì không thể thiếu rau ngổ. Ngổ có tính mát nên rất tốt cho hệ tiêu hoá.
16Cần tây - cần tàu
Cần tây hay cần tàu là loại cây có tên khoa học là Apium graveolens L, thuộc họ Apiaceae, loại cây có lá hình mắt chim, lá thuôn dài, mép lá lượn tai bèo, được xẻ thành 3 hoặc không xẻ tùy cây.
Cần tây có thể sử dụng được cả hoa, thân và lá đùng trong các món ăn hàng ngày. Nước ép cần tây có tác dụng ức chế các tế bào gây ung thư, đào thải độc tố giúp da dẻ hồng hào, tươi trẻ, ngoài ra còn chúng còn giúp giảm cân hiệu quả.
>> Nước ép cần tây: 9 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
17Hành baro
Hành baro hay tỏi tây (hành ba rô, hành boa rô) là loại cây có tên khoa học là Allium ampeloprasum, thuộc họ Alliaceae. Hành baro có lá tròn, dài, dày lá mọc đối xứng màu xanh, thân màu trắng, hoa mọc ở ngọn màu xanh hoặc tím cuống dài.
Hành baro có mùi hăng, vị cay nhẹ, được dùng cả phần thân và lá dùng làm nguyên liệu để chế biến món ăn, giúp tăng hương vị món ăn.
Ở Việt Nam, hành baro được trồng ở Đà Lạt, Lâm đồng là chủ yếu nên có giá thành khá rẻ, phù hợp với túi tiền của mọi người.
18Húng láng
Húng láng hay húng thơm là loại rau gia vị có hương thơm không thể lẫn vào đâu được vừa dân dã vừa sang trọng. Húng láng có lá nhỏ, thân tròn, lá màu xanh thẫm, cuống lá có màu tím.
Húng lá thường được kết hợp với các loại rau: xà lách, bạc hà, kinh giới.. làm món salad, hay xào cùng các loại thịt bò, ăn kèm nem rán... đều rất ngon
19Riềng
Riềng là loại của cùng họ với gừng, tên khoa học: Alpinia officinarum Hance. Lá riềng không có cuống mà mọc thành từng bẹ gồm 2 dãy quanh thân.
Riềng có vị cay, hương thơm, tính ấm là loại gia vị không thể thiếu trong các món cá kho, vịt kho... ăn cùng thịt chó giúp hạn chế tình trạng lạnh bụng, tăng sức đề kháng.
20Lá sung
Cây sung (hay cây ưu đàm thụ, tụ quả dong) là loại cây thân gỗ, thuộc họ cây dâu tằm, thường mọc hoang tại các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây sung còn được trồng như một loại cây cảnh có ý nghĩa lớn trong phong thủy.
Sung có thể sử dụng lá, quả ăn kèm với các loại thịt luộc, thịt chua, gỏi cá,.... Quả sung có thể muối chua, muối xổi ăn kèm cơm nóng. Ngoài ra, còn có thể chế biến thành các vị thuốc có công dụng chữa sỏi thận, sỏi mật khá hiệu quả.
>> Ăn quả sung có tốt không? Những tác dụng phụ của quả sung mà bạn cần biết trước khi ăn
21Lá đinh lăng
Lá đinh lăng (cây gỏi cá, nam dương sâm) là loại cây được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo", nó là loại cây có họ hàng với Nhân sâm, tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms.
Lá đinh lăng có hình xương cá, loại đinh lăng lá nhỏ được ưa chuộng trong các món ăn dân dã như gỏi, nem rán, nem chua.. giúp tăng hương vị món ăn rất tốt.
Ngoài lá dùng ăn kèm, thì thân và rễ đinh lăng có thể dùng làm các vị thuốc giúp lợi tiểu, kích thích thèm ăn rất hiệu quả.
22Lá mơ
Lá mơ hay mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông, là loại cây dây leo có Tên khoa học Paederia tomentosa.
Lá mơ có hình trứng, màu tím nhạt ở mặt dưới, màu xanh ở mặt trên, lá có nhiều lông mịn, gân nổi thấy rõ, khi vò nát có mùi hơi khó chịu.
Lá mơ được sử dụng như loại rau ăn kèm với các món ăn như gỏi cá, thịt chó, nem thính...
>> Lá mơ là gì? Công dụng của lá mơ với sức khỏe, những món ngon từ lá mơ
23Lá chanh
Lá canh là loại rau gia vị thường thấy trong các món ăn truyền thống của Việt nam như gà luộc, các món lẩu cay... hay các món ăn phương tây như salad, súp gà, các món hấp, chiên giúp tăng hương vị của món ăn.
24Lá cách
Cây cách là loại cây chỉ có ở miền nam Việt nam, lá cách có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, nhìn chung lá có hình xoan, rìa hơi khía, có ít lông, lá non có màu xanh nhạt, già có màu xanh đậm.
Lá cách có mùi thơm hơi hắc, có thể trộn cùng các loại rau sống ăn như salad, hay chấm cùng các loại thức ăn như mắm kho, cá kho rất ngon, hoặc ăn kèm với các món nướng như thịt nướng, thịt xiên, cá nướng đều rất ngon.
25Xương sông
Xương sông hay còn gọi là rau húng ăn gỏi, lộc thảo, xanh sông ... là loại cây thuộc họ cúc, tên khoa học là Blumea lanceolaria.
Lá xương sông có hình trứng, hai đầu nhọn, mép có răng cưa. Lá xương sông được dùng như loại rau gia vị ăn kèm các món như gỏi cá, chả nướng cũng như các loại rau gia vị, nấu cùng các loại cá sống rất ngon.
26Lá xá xị
Xá xị hay Vù hương, Re hương, Re dầu, Co chấu, Xã xị… là loại cây thuộc họ Long não, tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon.
Lá xá xị có nhiều công dụng cho sức khỏe như dùng làm nước giải khát giúp kích thích tiêu hóa, hay dùng làm các vị thuốc xoa bóp giúp giảm đau nhức hiệu quả.
27Lá nguyệt quế - hỗ trợ tiêu hóa
Là loại lá được dùng làm gia vị trong các món ăn như phở, cà ri,... giúp khử mùi, tăng thêm hương bị cho món ăn.
Lá nguyệt quế có tên khoa học là Bay Leave, là loại lá nổi tiếng dùng được kết thành vòng nguyệt quế, là biểu tượng cho chiến thắng, quyền lực.
>> Lá nguyệt quế là lá gì? Công dụng của lá nguyệt quế
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích sức khoẻ và tác dụng trị bệnh của 27 loại rau thơm này để sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Tag: